Từ Mũ bảo hiểm đến Khẩu trang: Một doanh nghiệp xã hội chung tay đẩy lùi vi rút Corona và đảm bảo việc làm cho công nhân.

Greig Craft với trẻ em Việt Nam Greig dự định chuyển đổi một phần nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm gần Hà Nội sang sản xuất khẩu trang và một số mặt hàng y tế khác
Greig Craft với trẻ em Việt Nam
Greig dự định chuyển đổi một phần nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm gần Hà Nội sang sản xuất khẩu trang và một số mặt hàng y tế khác

“Bạn không cần phải là Bill Gate mới có thể tạo nên sự khác biệt”

Greig Craft, một doanh nhân xã hội người Mỹ sinh sống tại Việt Nam, đã lên kế hoạch sử dụng một phần nhà máy sản xuất hiện tại vào việc lắp đặt dây chuyền sản xuất khẩu trang và tiến tới là quần áo bảo hộ và máy trợ thở. “Nhà máy của chúng tôi vẫn đang tạm dừng hoạt động. Mọi người không thể đến làm việc”. Greig Craft – nhà sáng lập và chủ tịch của Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (Quỹ AIP), quỹ hoạt động phi lợi nhuận và là chủ sở hữu của một nhà máy sản xuất từ 800,000 đến 1,000,0000 mũ bảo hiểm xe máy và xe đạp mỗi năm – chia sẻ.

“Tình hình kinh doanh sụt giảm ngay sau khi vi rút Covid-19 tấn công. Các công ty ngừng đơn đặt hàng. Bởi vậy tôi đã nghĩ rằng ‘Tại sao chúng ta không giúp đỡ thế giới? Chúng ta có thể làm gì để tận dụng một nhà máy hiện đại với lực lượng nhân công hiện nay?” “Với một số tiền không quá lớn, chúng ta có thể lắp đặt dây chyền để sản xuất 3 triệu khẩu trang một tháng. Công nhân nhà máy cũng sẽ có việc làm. ” Greig nhớ lại khi nhắc đến nhà máy mới mở vào tháng 1 gần Hà Nội.

Đây không phải là lần đầu tiên Greig hành động vì các vấn đề sức khoẻ của xã hội.

Hai mươi năm trước khi tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam và các nước đang phát triển còn rất cao – chủ yếu là do chấn thương sọ não sau khi va chạm xe máy – Greig đã sáng lập một nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm không vì lợi nhuận đầu tiên trên thế giới. Chương trình “Mũ bảo hiểm cho Trẻ em” được phát động bởi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hiện vẫn là một chương trình hoạt động xuyên suốt của Quỹ AIP.

Trẻ em đội những chiếc mũ bảo hiểm do nhà máy của Quỹ AIP sản xuất. Rất nhiều nạn nhân tai nạn giao thông tại Việt Nam và các nước đang phát triển là trẻ em
Trẻ em đội những chiếc mũ bảo hiểm do nhà máy của Quỹ AIP sản xuất. Rất nhiều nạn nhân tai nạn giao thông tại Việt Nam và các nước đang phát triển là trẻ em

“Chúng tôi gọi mình là một doanh nghiệp xã hội” Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Forbes từ Hà Nội, Greig nói “Một phần ba trong số 150 công nhân của chúng tôi là người khuyết tật. Mục đích của chúng tôi là tạo cơ hội việc làm cho họ để họ có thể tự nuôi bản thân và gia đình, điều đó khiến họ cảm thấy có ích cho xã hội. Tất cả lợi nhuận của nhà máy được sử dụng vào các chương trình vì cộng đồng như giáo dục về an toàn giao thông, các chiến dịch nâng cao nhận thức xã hội, tuyên truyền và tư vấn hành lang pháp lý.”

Nhà máy có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội và Thành phố HCMC, đây là một mô hình doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận có thể dễ dàng nhân rộng tại nhiều quốc gia khác

Khi tìm hiểu việc sản xuất khẩu trang, Greig đã bắt đầu bằng việc nói chuyện với mọi người như cách ông đã làm với mũ bảo hiểm 20 năm về trước. Tìm kiếm thông tin, các mối liên hệ, tìm cách gây quỹ cho số tiền $250,000 cần để mua dây chuyền sản xuất, ông đã đăng tải dòng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân như sau:

Tôi đang lên kế hoạch lắp đặt một dây chuyền sản xuất khẩu trang một cách nhanh nhất có thể, đặt tại nhà máy rộng 25,000m2 tại miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi hi vọng sẽ vận chuyển được những loại khẩu trang cơ bản và khẩu trang N95 để hỗ trợ các bệnh viện ở Ý và Mỹ trong vòng 60-90 ngày tới.

Đây là một lĩnh vực mới và tôi muốn nhờ bạn bè, gia đình, các đơn vị kinh doanh chia sẻ về ý tưởng, giúp kết nối đến các nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng và ủng hộ về tài chính. Chúng tôi hiện chưa có kênh phân phối tại Mỹ nhưng có thể trong số các bạn có ai đó có ý tưởng hoặc liên hệ giúp chúng tôi kết nối trực tiếp với các bệnh viện.

Tôi cũng đã liên hệ với một số công ty sản xuất máy thở tại Mỹ để tìm hiểu nhu cầu của họ về việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tôi xin hoan nghênh tất cả các ý tưởng và gợi ý của các bạn về các mặt hàng y tế đang khan hiếm mà chúng tôi có thể giúp đỡ.

“Trong vòng vài giờ, tôi nhận được 158 trả lời”. Greig nói. Ông cũng đã liên hệ tới các nhà tài trợ, chính phủ Mỹ và Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhờ giúp đỡ. “Tôi có niềm tin rằng Việt Nam có thể hỗ trợ Mỹ trong hoạt động trợ giúp nhân đạo này”

“Tôi đang làm việc để có thể nhập dây chuyền sản xuất về và chúng tôi đang lên kế hoạch thực hiện công việc tại nhà máy. Máy móc có thể nhập từ Đài Loan hoặc trung Quốc, trong vòng 3 tuần, và có thể bắt đầu sản xuất sau 30 – 45 ngày.

Khẩu trang sẽ được chuyển tới Ý và Mỹ trước, sau đó là các quốc gia khác. Greig cũng là người sáng lập dự án phẫu thuật miễn phí cho trẻ em gặp dị tật về vấn đề tiết niệu, sinh dục, cùng với một đội ngũ các bác sỹ người Ý. (Tính đến tháng 12/2019, họ đã thực hiện 500 ca mổ miễn phí trong vòng 8 năm). “Ngay khi tình hình Ý chuyển biến xấu do dịch bệnh Covid-19, tôi cho rằng họ đang rất cần sự trợ giúp và đã nghĩ làm thế nào để có thể hỗ trợ những con người đã và đang giúp đỡ chúng ta rất nhiều. Đồng thời, là một người Mỹ, tôi cũng e ngại về tình hình dịch bệnh tại Mỹ và muốn làm gì đó cho quê hương”.

Dây chyền sản xuất mũ bảo hiểm tại Hà Nội Một nhà máy mũ bảo hiểm tại Hà Nội chuyển đổi một phần sang sản xuất mặt hàng y tế chống dịch Covid-19
Dây chyền sản xuất mũ bảo hiểm tại Hà Nội
Một nhà máy mũ bảo hiểm tại Hà Nội chuyển đổi một phần sang sản xuất mặt hàng y tế chống dịch Covid-19

Greig cho biết hiện Việt Nam không khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế, tuy nhiên khẩu trang tái sử dụng 100% cốt tông không chịu ảnh hưởng bởi quy định này và ông có thể cung cấp ngay 200,000 khẩu trang loại này. “Đây có thể là một biện pháp cấp bách. Bác sỹ, y tá và những người chăm sóc bệnh nhân hiện nay thậm chí phải dùng khăn cuốn quanh mặt thay cho khẩu trang”

“Rất nhiều phản hồi nói rằng 60 đến 90 ngày là quá lâu. Tôi vẫn nghĩ rằng mình có thể bắt đầu ngay bằng việc vận chuyển khẩu trang vải cotton. Công nhân có thể cắt và may những chiếc khẩu trang mà không cần đến máy móc tự động. tất nhiên chúng tôi phải thiết lập một dây chuyền sản xuất riêng biệt. Chúng ta có thể bắt đầu ngay mà không cần đợi đến 60 ngày”

Greig nói rằng công việc có thể đòi hỏi lượng nhân công lớn nhưng cũng không là vấn đề đối với những người công nhân khuyết tật lành nghề của nhà máy. “Nhiều người trong số họ gặp tai nạn giao thông hoặc di tật bẩm sinh, nhưng họ là những công nhân tốt nhất của chúng tôi. Họ học rất nhanh, thích nghi với mọi hoàn cảnh ngay cả khi phải di chuyển trên những chiếc xe lăn. Do đó chúng tôi sẽ không gặp vấn đề gì về lực lượng lao động”.

 

Craft cùng với những người công nhân nhà máy, nhiều người trong số họ sẽ làm ra những chiếc khẩu trang trong thời gian tới
Craft cùng với những người công nhân nhà máy, nhiều người trong số họ sẽ làm ra những chiếc khẩu trang trong thời gian tới

“Tôi không nghĩ rằng vấn đề suy thoái chúng ta đang gặp phải chỉ là ngắn hạn, nhưng ngay cả khi thị trường hồi phục trong vòng 6 tháng nữa thì tôi tin rằng chúng ta vẫn nên làm gì đó trong lúc này. Việc cần làm là lắp các mảnh ghép lại với nhau và hoàn thành công việc. Đôi khi những ý tưởng tuy nhỏ nhưng lại tạo ra sức mạnh. Chúng ta không cần phải là những tỷ phú, chỉ cần dám nghĩ và dám làm. Chúng ta không cần phải là Bill Gates để có thể tạo ra sự khác biệt”.

(Các câu trả lời của Ông Greig đã được rút gọn và làm rõ nghĩa)

Để tìm hiểu thêm về Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á, vui lòng truy cập:

https://www.aip-foundation.org/

Tạp chí Forbes

Tác giả: Tanya Mohn

Tanya Mohn phụ trách mảng An toàn giao thông và du lịch tại tạp chí Forbes. Cô là một cây bút thường xuyên của tạp chí New York Times và đã từng đăng tin cho các kênh tin nổi tiếng như BBC, NBC, ABC, PBS, HBO và CNBC. Cô vừa trở thành một thành viên của Trung tâm Quốc tế các Phóng viên trong lĩnh vực An toàn của Tổ chức Y tế Thế giới và đã nhận giải thưởng về Báo cáo An toàn giao thông từ Hiệp hội An toàn du lịch đường bộ Thế giới (ASIRT).