“Get it Fair” là gì?

Get it Fair là gì?

Sản xuất quốc tế ngày càng được ứng dụng nhiều trong Chuỗi Cung ứng Toàn cầu với sự đa dạng về tác nhân, tỉ lệ hợp đồng phụ cao và, trong một số lĩnh vực nhất định (ví dụ ngành may mặc và giày dép) công việc ngầm không chính thức. Khi bạn mua áo ở châu Âu, nó có thể được may ở Cam-pu-chia, sử dụng vải sản xuất ở Trung Quốc bằng sợi cotton được nuôi trồng tại Uzbekistan và nhuộm màu bởi chất nhuộm đến từ Ấn Độ. Qua đó, lựa chọn cá nhân của người tiêu dùng ở châu Âu có thể gây ra tác động ảnh hưởng đến cuộc sống của những người lao động và các cộng đồng tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu tăng cường tính nhất quán và khả năng đối chiếu của thông tin liên quan đến các vấn đề môi trường, vấn đề liên quan đến xã hội và nhân viên, tôn trọng quyền con người, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, vấn đề chống tham nhũng và hối lộ trong chuỗi cung ứng.

Nhu cầu này được định nghĩa một cách rộng rãi là Trách nhiệm Xã hội (TNXH) với mục tiêu kêu gọi tăng cường tính minh bạch.

Người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu cầu các hãng và sản phẩm phải đảm bảo hơn nữa tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa trong chuỗi cung ứng: từ khâu tiền sản xuất, đến hậu sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bán lẻ. Khách hàng không chỉ yêu cầu được biết xuất xứ của sản phẩm mà còn thông tin về mức độ liên quan của các cá nhân trong quá trình, điều kiện lao động của họ, mức độ đảm bảo tính ổn định, sức khỏe và an toàn, những tác động về môi trường, v.v.

Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng đang từng ngày định hình lĩnh vực tìm kiếm khách hàng, thu mua, hậu cần, quan hệ đối tác và hành vi của khách hàng. Nắm rõ nhu cầu thiết yếu về chuỗi cung ứng minh bạch đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đối với sự tồn tại của nó.

Các yếu tố bên ngoài (như các tiêu chuẩn của chính phủ và tiêu chuẩn ngành) nhận được nhiều ý kiến đa dạng từ các doanh nghiệp. Những áp lực bên ngoài khác bao gồm các nhóm hoạt động và các tổ chức phi chính phủ yêu cầu tính minh bạch từ một công ty, ngành cụ thể hay nhiều ngành cùng lúc.

Các điều luật mới cũng đang nâng cao mức độ công khai thông tin, độ tin cậy và tính minh bạch của thông tin phi tài chính đặc biệt tập trung vào các chuỗi cung ứng. Ở châu Âu, chỉ thị 2014/95 đã đưa ra một yêu cầu bắt buộc đối với các tập đoàn lớn. “Họ phải đưa vào bảng cân đối kế toán và trong báo cáo quản lý của mình một báo cáo phi tài chính chứa thông tin ở mức cần thiết để hiểu về hiệu suất phát triển, vị trí và tác động, ở mức tối thiểu, của hoạt động doanh nghiệp liên quan đến vấn đề môi trường, xã hội và nhân viên, tôn trọng quyền con người, các vấn đề về chống tham nhũng và hối lộ.” Báo cáo phi tài chính đồng thời phải bao gồm thông tin về các quá trình thẩm định doanh nghiệp về nguồn cung và chuỗi thầu phụ để xác định, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi hiện hữu và tiềm năng.

Chỉ thị 2014/95 bao gồm điều khoản sau: “Các nước thành viên có thể yêu cầu xác minh thông tin trong báo cáo phi tài chính tổng hợp bởi một bên cung cấp dịch vụ bảo lãnh độc lập” (Khoản 6). Từ đây, thị trường ghi nhận có sự gia tăng về nhu cầu đối với bên thứ ba thẩm định doanh nghiệp.

Hiện còn tồn tại nhiều thách thức đối với cả doanh nghiệp lớn và nhỏ tại các nước đang phát triển trong quá trình thực hành TNXH. Đối với doanh nghiệp nhỏ, vượt qua được những thách thức này đã trở thành điều kiện cần thiết để có thể bước ra thị trường quốc tế.

Có nhiệm vụ xúc tiến và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại song phương giữa Ý và doanh nghiệp địa phương, các Phòng Thương mại Ý trên toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các bên mua quốc tế, yêu cầu tính minh bạch và độ tin cậy cao hơn đối với thông tin phi tài chính liên quan đến Trách nhiệm Xã hội, với các tổ chức địa phương áp dụng các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội được xác minh bởi tổ chức bên thứ ba trong suốt chương trình thẩm định doanh nghiệp.

Tại sao chọn Thẩm định Doanh nghiệp Get It Fair?

Thẩm định doanh nghiệp là quá trình giúp các công ty xác định, ngăn ngừa, giảm thiểu và xác định phương hướng giải quyết những rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng có tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động kinh doanh và có liên quan đến các bên liên quan.

OECD đã phát hành Hướng dẫn Thẩm định vì Hoạt động Kinh doanh có Trách nhiệm và tài liệu chuyên ngành như Hướng dẫn Thẩm định vì Chuỗi cung ứng có Trách nhiệm dành cho ngành may mặc và giày dép nhằm cung cấp các doanh nghiệp hướng dẫn thực tế về các hoạt động thẩm định. ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) đã phát hành tiêu chuẩn ISO 26000 “Hướng dẫn vì trách nhiệm xã hội”.

Không tài liệu nào trong số các tài liệu trên có thể chứng nhận được.

Khung Get It Fair (www.getit-fair.com) đã và đang được phát triển để mang đến cho doanh nghiệp một mô hình tham chiếu TNXH và mang đến cho các bên thứ ba bộ tài liệu có thể chứng nhận cho việc tổ chức thẩm định, cho phép họ tự tin cung cấp các bên có nhu cầu thông tin về các khía cạnh của trách nhiệm xã hội: quyền công dân, sức khỏe và an toàn, vấn đề môi trường và công bằng.

Dịch vụ Thẩm định Get It Fair

Phòng Thương mại, hợp tác cùng ICMQ Ấn Độ (cơ quan chứng nhận hàng đầu của Ý), cung cấp dịch vụ Thẩm định Get It Fair cho các hội viên của mình nhằm:

  1. cung cấp chứng nhận Get It Fair sau khi hoàn thành quá trình kiểm định (đối với các doanh nghiệp sản xuất)
  2. hỗ trợ quá trình thực hành tìm kiếm nguồn hàng có trách nhiệm (đối với bên mua)

Khung Get It Fair đề cập đến các tài liệu và tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, tài liệu quan trọng nhất là: Hướng dẫn vì Hoạt động Kinh doanh có Trách nhiệm của OECD, Hướng dẫn vì Chuỗi cung ứng có Trách nhiệm và tiêu chuẩn ISO 26000. Khung GIF bao quát tất cả các khía cạnh Trách nhiệm Xã hội có liên quan: quyền con người, điều kiện lao động, sức khỏe và an toàn, môi trường, công bằng trong kinh doanh.

Thẩm định Get It Fair Due Diligence  là quy trình bên thứ ba toàn diện dành cho các hội viên của Phòng Thương mại và được thực hiện bởi ICMQ Ấn Độ, với sự hỗ trợ từ Holonic Platform.

Phòng Thương mại cung cấp các hội viên với chương trình Thẩm định Doanh nghiệp độc lập liên quan tới hệ thống quản trị trách nhiệm xã hội của họ cũng như những rủi ro trong quá trình vận hành của nó.

Không chỉ cung cấp các tổ chức với thông tin nội bộ để quản lý các quy trình cải tiến, Thẩm định Get It Fair trên hết còn giúp đỡ các tổ chức bằng cách cung cấp các bên liên quan và bên mua trong nước và quốc tế của họ với thông tin đáng tin cậy về hoạt động thực hành TNXH của tổ chức.

Đối tượng

Dịch vụ Thẩm định Get It Fair do Phòng Thương mại phối hợp với ICMQ Ấn Độ cung cấp có thể dành cho:

  • Bên mua: doanh nghiệp hoạt động tại các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng bao gồm bên mua và kênh bán lẻ hàng hóa toàn cầu, văn phòng và đơn vị thu mua, các nhà phân phối, v.v. những bên có nhu cầu được hỗ trợ trong các hoạt động mua hàng của họ;
  • Doanh nghiệp sản xuất: các doanh nghiệp địa phương nhỏ, vừa và lớn có nhu cầu cải thiện chỉ số xuất khẩu ra thị trường quốc tế;
  • Công ty tư nhân, nhà nước hay hợp danh có nhu cầu thu hút các nhà đầu tư và cải thiện quan hệ với các bên liên quan;
  • Các bên liên quan có nhu cầu tìm hiểu các tiêu chuẩn được khuyến nghị cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp quản lý các tác động TNXH của mình.

Lợi ích

Dịch vụ Thẩm định Get If Fair do Phòng Thương mại cung cấp cho phép các hội viên:

  • Đạt chứng nhận Get It Fair với mức phí hỗ trợ;
  • Đăng tên công ty được chứng nhận lên trang web của Get It Fair;
  • Cho phép hội viên cung cấp các bên liên quan những thông tin tài chính bổ sung do luật yêu cầu nhằm phục vụ các mục đích truyền thông khác;
  • Quảng bá các công ty địa phương đến với bên mua và các bên liên quan của Ý (và châu Âu);
  • Có cơ hội quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông (e.g. bản tin) và sự kiện (hội thảo, hội nghị chuyên đề, khóa tập huấn) đồng tổ chức bởi Tập đoàn ICMQ và các Phòng Thương mại Ý khác trên toàn cầu;
  • Truy cập cộng đồng Get It Fair quốc tế.

Liên hệ với chúng tôi

Đừng ngần ngại và hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: officer.hcmc@icham.org, hoặc ghé thăm website: www.getit-fair.com và liên hệ trực tiếp với đại diện của Get It Fair thông qua email: info@getit-fair.com hoặc SĐT: + 91-22-42564356.